Vị Trí
Địa chỉ : Xã Lương Sơn, Bắc Bình, Bình Thuận
Chánh xứ : Linh mục Phêrô Võ Tấn Luật
Tel
| 062-387-3102 |
E-mail
| |
Năm thành lập
| 1975 |
Bổn mạng
| ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM (08/12) |
Số giáo dân
| 1356 |
Giờ lễ
| Chúa nhật : |
Ngày thường : |
Lịch Sử
Lược sử Giáo xứ Lương Sơn
Giáo xứ Lương Sơn (tên cũ là Hòa Lương) đã tồn tại từ rất lâu, cùng thời với Ma Ó, Phan Rí Cửa, như là một Giáo họ hay Giáo điểm. Chỉ từ năm 1975, Lương Sơn mới thực sư là một Giáo xứ, có Cha xứ thường xuyên. Lúc đầu, đa số giáo dân gốc Quảng Bình và một số ít là giáo dân địa phương. Cho đến năm 1975, giáo dân chỉ có khoảng 300 người và đến năm 2000, con số đã tăng lên 1356 người.
Khoảng từ năm 1958, trên 50 năm, Giáo xứ đã có các Linh mục phục vụ:
- Dominico Hoàng Ngọc Thất 1958-1962
- Phêrô Nguyễn Quốc Bồng 1962-1963
- Giuse Nguyễn Thăng Long 1964-1965
- Augustino Phạm Văn Nguyện 1966-1967
- Phaolô Phạm Hùng Tịnh 1968-1975
- Benedicto Nguyễn Văn Mầu 1975-1988
- Giuse Trần Đức Dậu 1988
Cơ sở vật chất của Giáo xứ không nhiều. Ngôi nhà thờ do Cha Thất xây từ năm 1961, được sửa chữa vài lần và đến nay vẫn còn sử dụng. Nhà xứ do Cha Tịnh xây năm 1972, trường mẫu giáo do Cha Bồng làm đến nay vẫn còn hoạt động. Những năm gần đây Giáo xứ có thêm tháp chuông, đài Đức Mẹ, nhà vòm, tường thành và sân thể thao 600 m2.
Là một cộng đồng Dân Chúa sống giữa lương dân, lại quá xa các Giáo xứ bạn (hơn 20Km) nên Giáo xứ Lương Sơn có nhiều cặp hôn nhân dị giáo hay bất hợp pháp. Mỗi năm có khoảng 10 đôi cần hợp thức hóa hoặc nhờ đến phép chuẩn, và tình trạng còn kéo dài. Tuy nhiên, Giáo xứ cũng đã cống hiến cho Giáo hội 02 Nữ tu. Cuộc sống tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con cái; đến nay Giáo xứ đã có nhiều học sinh cấp II, III và sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng.
Về những hoạt động trong Giáo xứ, có những tổ chức, những hội đoàn và đặc biệt là HĐMV luôn luôn cộng tác với Cha xứ, giúp Ngài thực hiện nhiều sáng kiến trong mục vụ. Nhờ thế, giáo dân có nhiều biến chuyển khả quan, tuy nhiên giới trẻ còn lơ là nhiều và đây là mối quan tâm và ray rứt của Giáo xứ. Ngoài ra Giáo xứ còn lưu ý đến các người già cả, neo đơn, nghèo túng…
Giáo dân đa số làm nông nghiệp, chủ yếu làm dưa lấy hạt, tùy thuộc vào thời tiết nên ít khi trúng mùa. Vì vậy đời sống kinh tế của giáo dân chưa được sáng sủa lắm. Tuy nhiên trong những dự án của phí Nhà nước nếu thành sự thực (biến Lương Sơn thành Thị Trấn và bắc cầu qua sông Lũy) thì có lẽ giáo dân Lương sơn sẽ có đời sống vật chất khá hơn.
Hy vọng, điều đó sẽ xảy ra trong tương lai gần, và cũng hy vọng khi đã “có thực” tạm đủ, thì việc “vực đạo” cũng dễ dàng hơn trong Giáo xứ Núi Lành (Lương Sơn) như núi Bát Phúc vậy.
Giáo xứ Lương sơn còn có 02 họ nhánh là Suối Nhum và Sông Lũy. Hai giáo họ này vẫn có thánh lễ các ngày Chúa Nhật và giáo dân vẫn hăng say hoạt động tông đồ.
Giáo phận Phan Thiết
Khoảng từ năm 1958, trên 50 năm, Giáo xứ đã có các Linh mục phục vụ:
- Dominico Hoàng Ngọc Thất 1958-1962
- Phêrô Nguyễn Quốc Bồng 1962-1963
- Giuse Nguyễn Thăng Long 1964-1965
- Augustino Phạm Văn Nguyện 1966-1967
- Phaolô Phạm Hùng Tịnh 1968-1975
- Benedicto Nguyễn Văn Mầu 1975-1988
- Giuse Trần Đức Dậu 1988
Cơ sở vật chất của Giáo xứ không nhiều. Ngôi nhà thờ do Cha Thất xây từ năm 1961, được sửa chữa vài lần và đến nay vẫn còn sử dụng. Nhà xứ do Cha Tịnh xây năm 1972, trường mẫu giáo do Cha Bồng làm đến nay vẫn còn hoạt động. Những năm gần đây Giáo xứ có thêm tháp chuông, đài Đức Mẹ, nhà vòm, tường thành và sân thể thao 600 m2.
Là một cộng đồng Dân Chúa sống giữa lương dân, lại quá xa các Giáo xứ bạn (hơn 20Km) nên Giáo xứ Lương Sơn có nhiều cặp hôn nhân dị giáo hay bất hợp pháp. Mỗi năm có khoảng 10 đôi cần hợp thức hóa hoặc nhờ đến phép chuẩn, và tình trạng còn kéo dài. Tuy nhiên, Giáo xứ cũng đã cống hiến cho Giáo hội 02 Nữ tu. Cuộc sống tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con cái; đến nay Giáo xứ đã có nhiều học sinh cấp II, III và sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng.
Về những hoạt động trong Giáo xứ, có những tổ chức, những hội đoàn và đặc biệt là HĐMV luôn luôn cộng tác với Cha xứ, giúp Ngài thực hiện nhiều sáng kiến trong mục vụ. Nhờ thế, giáo dân có nhiều biến chuyển khả quan, tuy nhiên giới trẻ còn lơ là nhiều và đây là mối quan tâm và ray rứt của Giáo xứ. Ngoài ra Giáo xứ còn lưu ý đến các người già cả, neo đơn, nghèo túng…
Giáo dân đa số làm nông nghiệp, chủ yếu làm dưa lấy hạt, tùy thuộc vào thời tiết nên ít khi trúng mùa. Vì vậy đời sống kinh tế của giáo dân chưa được sáng sủa lắm. Tuy nhiên trong những dự án của phí Nhà nước nếu thành sự thực (biến Lương Sơn thành Thị Trấn và bắc cầu qua sông Lũy) thì có lẽ giáo dân Lương sơn sẽ có đời sống vật chất khá hơn.
Hy vọng, điều đó sẽ xảy ra trong tương lai gần, và cũng hy vọng khi đã “có thực” tạm đủ, thì việc “vực đạo” cũng dễ dàng hơn trong Giáo xứ Núi Lành (Lương Sơn) như núi Bát Phúc vậy.
Giáo xứ Lương sơn còn có 02 họ nhánh là Suối Nhum và Sông Lũy. Hai giáo họ này vẫn có thánh lễ các ngày Chúa Nhật và giáo dân vẫn hăng say hoạt động tông đồ.
Giáo phận Phan Thiết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét