Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Tổ đình Thiên Thai- Vũng Tàu


Vị Trí và đặc điểm
Tổ đình Thiên Thai - Chùa Thiên Thai tọa lạc tại ấp 3, xã Tam An, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nằm ở phía Bắc chân núi Dinh Cố, công trình được khởi công xây dựng năm 1925, là Tổ đình của chi phái “Thiên Thai Thiền Giáo Tông” ở Việt Nam do công khai sáng của Tổ Thiên Thai, tức Hòa thuợng Huệ Đăng.

Tổ đình Thiên Thai toạ lạc trên diện tích tương đối rộng (6ha), được chia làm 4 khu vực chủ yếu là: Điện chính (Thiên Thai), Thạch Động, Thiên Khánh và Thiên Bửu Tháp (được xây dựng năm 1936). hai câu đối bằng chữ Hán trước cửa Thạch Động:

Tam quan chùa Thiên Thai

Hòa thượng Huệ Đăng húy Thanh Kế thuộc phái thiền Lâm Tế, thế hệ 41, truyền thừa theo bài kệ của Tổ Sư Liễu Quán (Thiệt Tế Đại Đạo Tánh Hải Thanh Trừng…)

Hòa Thượng Huệ Đăng là nhà Nho uyên thâm nên giỏi văn chương chữ Nho và chữ Nôm. Các bài thơ thường dùng lối “chơi chữ” hay “nói lái” rất độc đáo. Ngoài ra, Hòa Thương thuyết pháp lưu loát và sinh động nên danh tiếng đồn khắp Nam bộ và các tỉnh miền Nam Trung bộ, thiện nam tín nữ đến thọ giáo và tham học rất đông tại chùa Thiên Thai để đàm đạo với Hòa Thượng, trong đó có cả Cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ Hiển – Chí Thiên, ông Đạo Trần…)

Năm 1885, vua Hàm Nghi truyền hịch cần Vương, nhiều nhà ái quốc nổi lên chống Pháp như Phan Đình Phùng (1847 – 1895), Mai Xuân Thưởng (1860 – 1887) Lê Quang Hòa còn nhỏ, mới mười mấy tuổi đã tham gia phong trào chống Pháp của Mai Xuân Thưởng ở quê nhà. Năm 1887, Mai Xuân Thưởng bị giết, Lê Quang Hòa tiếp tục tham gia nhóm nghĩa quân của Phan Đình Phùng.

Toàn cảnh Tổ Đình Thiên Thai

Sau khi Phan Đình Phùng mất năm 1895, tông tích phải bỏ quê hương chạy trốn. Quang Hòa phải chạy vào Nam, sống bằng nghề dạy chữ Nho ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu một thời gian, sau xuống Gò Công, rồi trở về ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sau nhiều năm lưu lạc gian khổ, Lê Quang Hòa thầy rằng công cuộc tham gia cứu nước bằng lực đã thất bại, chỉ còn cách tu hành để cứu đời và xa lánh được cuộc sống vô thường và đầy phiền não của kiếp người. Năm 1893, Lê Quang Hòa xuất gia thọ giáo với Hòa thưọng Đồng Đế (tức Thiền sư Hải Hội – Chánh Niệm) ở chùa Long Hòa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), được ban pháp danh là Thiện Thức.

Sa di Thiện Thức vốn là nhà Nho có bản chất thông minh, lại chí tâm tu học nên tiến bộ rất nhanh. Thiện Thức được Hòa Thượng Trí Hải cho ở chùa Thiên Thai – Sơ Thạch. Sau ba năm tu học, năm 1903 Sa di Thiện Thức trở về chùa Long Hòa, được Hòa thưọng Đồng Đế cho thọ giới cụ túc với pháp danh Thanh Kế hiệu Huệ Đăng. Tỳ Kheo Huệ Đăng được cử trụ trì chùa Kiên Linh, sau đó chùa Phước Linh (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Mặt tiền chùa Thiên Thai

Sau đó Hòa thưọng Đồng Đế viên tịch (năm 1905), Tỳ Kheo Huệ Đăng. tìm hang nơi rừng núi để ẩn tu. Sư lên hang Mai trên núi Dinh (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) tu hành một thời gian, bị nhà cầm quyền Pháp nghi ngờ gian đạo sĩ (tu luyện bùa chú) và âm mưu chống Pháp, nên sư phải xuống núi. Tiếp theo đó, Sư vào núi Cố ở xã Hắc Lăng (nay là xã Tam An, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) tìm được hang đá để tu hành. Nhưng hang đá này đang có con cọp đen đang ở, Sư khấn nguyện cọp dời đi để nhường chỗ cho có nơi tu hành. Sư chất củi đốt hang và dọn dẹp cho sạch sẽ, đặt tên là “Thạch Động” ở cửa hang, Sư viết hai câu đối chữ Hán:

Tá thạch vi tường, thục thức lão tăng cùng đáo đế,
Dĩ phong tác phiến, thùy tri đại đạo lạc vô cương.

Tạm dịch:
Mượn đá làm tường, ai hiểu lão tăng nghèo đến thế,
Lấy gió làm quạt, ai biết đại đạo vui vô cùng.

Sau hai năm chuyên trì tụng kinh Pháp Hoa, lễ lạy sám hối, trì chú và tu thiền nghêm mật, đạo phong càng thâm sâu, nhiều Phật tử đến tham học đều phải kính phục và thọ giáo quy y. Số Phật tử đến ngày càng đông, Sư thấy đã đủ duyên để hóa độ nên bắt đầu xây dựng chùa Thiên Thai, cách hang hơn một trăm thước. Chùa Thiên Thai dựa lưng vào núi Cố, sân chùa cao hơn đất bằng khoảng 5m, kiến trúc khác lạ hơn các chùa cổ khác ở Nam bộ.

Thiên Bửu Tháp

Chánh điện là tòa nhà vuông, cạnh khoảng 51m, có hai tầng mái, xây bằng đá xanh lấy ở núi, đục đẽo ngay ngắn. Giữa Chánh điện là điện thờ một cột đá vuông ở giữa, xung quanh có bốn cột đá khác tạo thành chữ “Ngũ” toạ thành điện thờ, có bốn bàn thờ bằng đá xanh vẽ bốn hướng: Phía trước thờ Phật Thích Ca, phía sau thờ Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma và chư Tổ hai bên thờ Phật mẫu Chuẩn Đề và Bố tát Quan Âm. Phía sau chánh điện là dãy nhà giảng, nhà khách, nhà trai và thất của chư Tăng.

Rời tổ đình Thiên Thai, du khách rẽ trái theo con đường tam cấp uốn lượn quanh núi Dinh Cố lên cao 82m để chiêm ngưỡng toàn cảnh đồng bằng trù phú Long Đất, Tân Thành vàn xa xa là Xuyên Mộc mờ ảo…
Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét