Vị Trí và đặc điểm
Đình làng Đức Thắng là một ngôi đình cổ nằm tại phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Đình này được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19, khi đó chỉ là một nhà tranh vách đất để nhân dân làm nơi thờ Thành Hoàng làng và hội đồng kỳ mục hội họp. Năm Đinh Mùi (1811), khi đã chuẩn bị đầy đủ vật liệu và tiền bạc thì nhân dân khởi công xây dựng mới ngôi đình trên nền ngôi đình cũ. Nhưng vì đây là ngôi đình có quy mô lớn nhất lúc bấy giờ ở Phan Thiết nên mãi đến năm 1847 thì công việc xây dựng mới hoàn chỉnh, kể cả các công trình phụ. Có tài liệu ở đình Đức Thắng ghi: việc xây dựng đình làng Đức Thắng từ năm Tân Sửu đến Đinh Mùi.
Xét về tổng thể kiến trúc, đình làng Đức Thắng là ngôi đình có quy mô đồ sộ vào bậc nhất thời bấy giờ, là một trong những ngôi đình cổ của Việt Nam.
Đình Đức Thắng xây dựng theo lối kiến trúc dân gian Tứ trụ tức là dùng bốn cây cột đình lớn làm cột chính, từ đây toả ra và liên kết với hết thảy các kết cấu kiến trúc bằng gỗ khác. Các công trình của đình chính, nhà võ ca, nhà thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền hợp thành một tổng thể kiến trúc rộng lớn và liên kết chặt chẽ với nhau.
Nội thất: được bài trí nhiều khám thờ, hai bên treo các câu liễn, bên trên đặt những tấm hoành, dọc theo khám thờ nhiều bao lam gỗ được nghệ nhân xưa dùng kỹ thuật chạm lộng để thể hiện đề tài, tạo nên nhiều hình tượng, phong cảnh thiên nhiên sinh động. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ này phần lớn có niên đại từ thời các vua nhà Nguyễn. Đình làng Đức Thắng hiện còn lưu giữ nhiều sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng, đến nay còn rất tốt.
Ngoại thất được trang trí bằng nhiều tác phẩm nghệ thuật được chặm khắc bằng kỹ thuật đắp nổi và ghép mảnh sành phù hợp vớitín ngưỡng dân gian ở địa phương. Các tác phẩm trang trí nghệ thuật này miêu tả cảnh thiên nhiên, muông thú và các điển tích xưa.
Bài viết khác
Đình làng Đức Thắng khi mới khởi dựng nằm trung tâm xã Đức Thắng thuộc phủ Hàm thuận nay là phường Đức Thắng thành phố Phan Thiết.Đình làng Đức Thắng được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XIX lúc đó chỉ là nhà tranh vách đất để làm nơi thờ Thành Hoàng làng và nơi hội họp của hội đồng kỳ mục.Mãi đến năm 1841 khi chuẩn bị đầy đủ vật liệu vaøtiền bạc mới xây dựng kiên cố và bế thế, năm Ðình Mùi 1811 khởi công nhưng vì đây là ngôi đình có quy mô lớn nhất lúc bấy giờ ở Phan Thiét nên mãi đến năm 1847 mới hoàn chỉnh, kể cả các công trình phụ. Tài liệu ở đình Ðức Thắng ghi việc xây dựng đình làng Ðức Thắng từ Tân Sửu chí Ðinh Mùi.Ðình Ðức Thắng xây dựng theo lối kiến trúc dân gian Tứ trụ tức là dùng bốn cây cột đình lớn làm cột chính, từ đây toả ra và liên kết với hết thảy các kết cấu kiến trúc bằng gõ khác. Các công trình của đình chính, nhà võ ca, nhà thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền hợp thành một tổng thể kiến trúc rộng lớn và liên kết chặt chẽ với nhau.Ngoại thất đình đều được trang trí nghệ thuật bằng kỹ thuật đắp nổi và ghép mảnh sành tạo nên nhièu tác phẩm chặm khắc đẹp phù hợp với tín ngưỡng dân gian ở đình. Riêng phần cổ lầu trên đình chính là nơi tập trung các tác phẩm trang trí nghệ thuật, đắp nổi những bức tranh dân gian,cảnh thiên nhiên muông thú và các điển tích xưa.Nội thất đình bài trí nhiều khám thờ, hai bên treo các câu liễn, bên trên đặt những tấm hoành, dọc theo khám thờ nhiều bao lam gỗ được nghệ nhân xưa dùng kỹ thuật chạm lộng để thể hiện đề tài, tạo nên nhiều hình thức tượng, phong cảnh thiên nhiên sinh động. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ này phần lớn có niên đại từ thời các vua Triều Nguyễn, trong đó một só có từ thời Tự Ðức.Nhà thờ Tiền Hiền là nơi bài trí nhiều hoàng phi cỡ lớn, những câu liễn với những bài thơ ghép mảnh xà cừ, tất cả những bàn thờ đều chạm trổ điêu khắc thể hiện hình tượng Tứ linh. Tiền Hiền của Ðình làng Ðức Thắng có thờ nhiều người nhưng tiêu biểu là ông Trần Chất mà trong dân gian còn ghi lại sự tích và lòng can đảm của ông, vì bảo vệ quyền lợi của dân làng Ðức Thắng, ông đã chặn xe ngựa của Tả quân Lê Văn Duyệt trên đường đi kinh lý phía Nam để xin xây cầu, đặt chợ. Vì bị dừng xe vô cớ, Tả quân Lê Văn Duyệt ra lệnh chém đầu tại chỗ. Sau khi về đến Huế, xem lại tờ sớ của ông Lê Văn Duyệt mới lấy làm hối hận và xin vua ban cho ông là Tiền Hiền của làng Ðức Thắng và ra lịnh thờ phụng.Ðình làng Ðức Thắng hiện còn lưu giữ nhiều sắc phong do các vua Triều Nguyễn ban tặng, đến nay còn rất tốt.Xét về tổng thể kiến trúc, đình làng Ðức Thắng là ngôi đình có quy mô đồ sộ vào loại nhất ở phủ Hàm Thuận thời bấy giờ và cả khu vực Phan Thiết ngày nay. Là một trong những ngôi đình có tên trong danh sách những ngôi đình cổ của Việt Nam. Từ xưa đến nay đình làng Ðức Thắng vẫn tổ chức đều đặn các nghi lễ tế Xuân vào ngày 15-16 tháng 2 âm lịch và tế Thu vào ngày 16 tháng 9 âm lịch hàng năm. Ðình làng Ðức Thắng đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1991
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét