Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Giáo Xứ Tầm Hưng- Bình Thuận


Vị Trí
Địa chỉ :      Thị trấn Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận
Chánh xứ : Linh mục G.B Trần Ngọc Linh
Tel
 (062) 3865-032
E-mail
 
Năm thành lập
1650
Bổn mạng
Chúa Kitô Vua
Số giáo dân
3071
Giờ lễ
Chúa nhật     :
Ngày thường :
Lịch sử

Lược sử Giáo xứ Tầm Hưng

Giáo xứ Tầm Hưng nằm cách thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận về phía Bắc 14 km theo quốc lộ 1A, thuộc xã Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc.

Vào khoảng năm 1650-1680, hạt giống Tin Mừng đã được gieo vãi trên mảnh đất Tầm Hưng. Và theo cha J.Masser, Hội Thừa Sai Paris, trong bản tường trình đề ngày 1-9-1910, ngài viết như sau : "Nguồn gốc của 2 giáo xứ Kim Ngọc và Tầm Hưng khá xa xưa, không thể xác định được ngày tháng hình thành. Tuy nhiên, ta biết chắc chắn rằng vào thế kỷ XVIII đã có 2 giáo xứ này, do các cha Dòng Tên ... Niên lịch đầu tiên mà người ta có thể xác định là năm 1783, Đức Cha Bennetat đã có nói về giáo xứ Kim Ngọc và Tầm Hưng ... nguồn gốc của 2 xứ này thật xa xưa. Mặt khác, nếu trong tỉnh Bình Thuận có các tín hữu đã rửa tội được 2 thế hệ, thì đó là 2 giáo xứ Kim Ngọc và Tầm Hưng.

Những tín hữu đầu tiên đến đây là dân : Bình Định, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thanh Hoá, Bắc Ninh... Vì kế sinh nhai đã đến đây lập nghiệp. Đến năm 1955, thì có thêm người Hải Phòng và Nghệ An về cùng chung sống.

Theo dòng thời gian, cùng với Giáo Hội Việt Nam, giáo xứ tầm Hưng đã trải qua bao thăng trầm:

Dưới thời của Đức Cha Adran, đời sống đạo an bình và có một sinh lực mới.

Dưới thời vua Minh Mạng : lệnh bắt đạo được thực hiện triệt để, tất cả các kỳ mục đều bị bắt giải về Phan Rí, cầm tù, tra tấn như ông trùm Chiến, trưởng viên chức Tầm Hưng. Các cơ quan tịch biên nhà thờ Tầm Hưng, biến thành nhà nuôi tằm, dệt tơ...

Nhưng với lòng đạo đức, giáo dân vẫn tiếp tục hội họp trong nhà của các ông trùm như: ông Thu Thi, ông Thu Liêm, ông Mai... để đọc kinh, cầu nguyện.

Đến thời vua Tự Đức : vị vua bắt đạo khét tiếng, cơn bão táp đã giáng xuống trên 2 giáo xứ này. Lần này không chỉ có các viên chức, mà cả đàn ông, đàn bà, trẻ em, người già... khoảng 100 người bị bắt giải về Phan Rí. Nhóm người này bị nhốt vào 3 nhà tù chật chội, thiếu không khí, dưới sự giám sát tàn bạo của một đội lính canh. Bà con đói, khát, áo quần rách nát... khiến một số đã chết sau một thời gian bị thiếu thốn và bị ngược đãi

Đến thời Văn Thân: họ rảo khắp làng mạc, tàn sát các tín hữu. Trong tình thế vắng chủ chăn, các tín hữu như rắn không đầu, nên có một số đông băng rừng trốn vào Bà Rịa, cũng là vùng đất đầy máu lửa thời bấy giờ. Nhà thờ và nhà dân đều bị cướp bóc và đốt phá.

Sau một thời gian lắng dịu, các linh mục, như cha An, lại tìm cách đưa các tín hữu về quê. Khi về, cha An ngụ tại nhà ông Sử ; ngài cho xẻ gỗ làm nhà thờ lớn, vì số tín hữu gia tăng.

Về cơ sở vật chất : giáo xứ đã có 2 ngôi nhà thờ thời Tự Đức và phòng trào Văn Thân. Đến năm 1926-1929, ngôi nhà thờ kiên cố được xây dựng có thể do cha F. Nhơn hay cha Gioan Baotixita Bạch và sử dựng cho đến ngày 31-3-1997. Và ngôi nhà thờ mới hiện nay được khánh thành ngày 31-3-1999, do Đức Giám Mục Nicolas Huỳnh Văn Nghi.

Cùng với giáo dân, các linh mục đã gắn bó với giáo xứ Tầm Hưng : cha Tho, cha Trang, cha Vân, cha Ẩn... (trước đó không rõ). Rồi đến các cha: cha Phêrô Sứ (30.0l.1908), cha Gioan Baotixita Bổn (l0.05.1909), cha J. Masseron (04.04.1911), cha Henri Barré (25.04.1911), cha A.f. Luật (21.04.1912), cha Phêrô Ngôn (21.03.1915), cha Jn . Friend (12.03.1917), cha Phêrô Cảnh (04.09.1919), cha J. Khánh (23.02.1922), cha F. Nhơn (30.l0.1926), cha Gioan Baotixita Bạch (14.04.1929), cha Anrê Nuôi (28.02.1932), cha J. Sinh (04.05.1936), cha Thomas Vạn (28.03.1938), cha Phaolô Tiên (28.l0.1944), cha Phaolô Bộ (06.02.1945), cha Anrê Đại, cha Phanxicô Khâm, cha Sébatien Chánh (27.03.1948), cha Gioankim Nghị (1950), cha Phêrô Nhàn (1957), cha Phêrô Hành (1962), cha Phêrô Hiền (1968), cha Giuse Cư (1972), cha Phêrô Nhường (1975), cha Giuse Chữ (1988...).

Hiện nay, giáo xứ Tầm Hưng có 3218 người, gồm 692 gia đình trong 6 giáo họ.

Cuộc sống kinh tế của bà con giáo dân, nói chung còn nhiều khó khăn, vì mỗi gia đình chỉ có vài sào ruộng, không có nghề gì khác.

Cuộc sống đạo tuy âm thầm, nhưng cũng đã biết hướng cuộc sống đức tin vào đời sống nội tâm, cũng như biết sống chan hoà với bà con lương dân chung quanh.

Ngoài ra còn có nhà thờ họ Vinh Hưng được xây mới năm 1992, nhà giáo lý hoàn tất cùng thời nhà thờ : tháng 11.1999.

Về đời sống ơn gọi tu trì thì hiếm hoi. Tuy nhiên, đã đóng góp cho Giáo hội 2 linh mục: cha Phanxicô Assisi Nguyễn Cao Cầu và Augustinô Nguyễn Văn Lạc.

Giáo phận Phan Thiết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét