
Vị Trí
Địa chỉ : Thị trấn Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận
Chánh xứ : Linh mục
Tel
| (062) 865-110 | |
E-mail
| ||
Năm thành lập
| ||
Số giáo dân
|
Giờ lễ
| Chúa nhật : |
Ngày thường : |
Lược sử Giáo Xứ
Giáo xứ Ma Lâm, thuộc Thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 16 Km phía Tây Bắc trên quốc lộ 28 nối liền Phan Thiết - Di Linh.
Trước 1954, khu vực này có khoảng 20 gia đình giáo dân vốn là họ lẻ của Tầm Hưng với tên gọi Ma Lâm, là tên của một xóm cư dân sống xung quanh ga xe lửa có cùng tên. Tháng 12 năm 1954, một số gia đình binh sĩ Pháp từ Hải Phòng đã đến cư trú và kéo theo bà con thân thuộc từ Hưng Yên di cư, lập thành ấp Phương Lạc.
Trước 1976, an ninh bị đe dọa, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp thường xuyên gặp khó khăn, làm cho xứ đạo Ma Lâm tưởng chừng như phải di dời. Nhưng sau 1975, nhờ nguồn nước Hồ sông Quao (cách Ma Lâm 10 Km), nông nghiệp ổn định, giáo xứ đang cùng phát triển với Thị trấn Ma Lâm (thành lập năm 1999). Ma Lâm đã trải qua 4 đời cha xứ: cha Giuse Hoàng Công Độ, OP (12.1954 - 12.1955), cha Isodore Bùi Thái Học (12.1955 - 03.1975), cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung (5.1975 - 10.1994), cha Gioan NguyễnVăn Hảo (10.1994...).
Ma Lâm đã góp cho Giáo hội 2 linh mục, 1 chủng sinh và 2 nữ tu.
Năm 1975, số giáo dân Ma Lâm khoảng 700 người (KYNT.1 973). Cuối 1979, phong trào kinh tế mới làm cho vùng bắc Ma Lâm, với tình trạng vốn đất rộng người thưa, phải tiếp nhận rất đông đồng bào từ nhiều nơi đến lập nghiệp. Chủ yếu làm ruộng rẫy tại các xã Thuận Minh, Hàm Phú, Hàm Trí, Thuận Hòa, Hồng Sơn, Hồng Liêm, Đông Tiến, Đông Giang và La Dạ, hầu hết là các xã miền núi; giáp với khu vực Bàu Sen thuộc huyện Bắc Bình (cách Ma Lâm gần 80 Km phía Tây Bắc)
Đặc biệt khu vực Đami (thuộc xã La Dạ), nơi đang xây dựng đập thủy điện Đami - Hàm Thuận có tầm cỡ lớn nhất nước, đã thu hút giáo dân từ Đồng Nai, Nam Định... đến làm ăn sinh sống với trên 200 gia đình giáo dân.
Với tổng số giáo dân hiện nay khoảng 4700 người, trên một địa bàn quá rộng lớn, lại phải trãi qua một thời gian ít được quan tâm, giáo xứ Ma Lâm đang đứng trước trách nhiệm nặng nề về tái truyền giáo và tái ổn định.
Khu vực trung tâm với giáo họ Phương Lạc. Nơi đây, ngôi nhà thờ thứ tư đã được hoàn chỉnh vào năm 1993, qua năm 1995, nhà xứ, nhà giáo lý, khuôn viên nhà thờ được quy hoạch lại cho phù hợp với các sinh hoạt của một khu vực trung tâm.
Tại đây, các cơ cấu giáo xứ đã hoàn chỉnh gồm lực lượng nhân sự với 6 vị Hội đồng Mục vụ giáo xứ, các đoàn thể như : Legio, các Bà Mẹ, Gia Trưởng, Thiếu Nhi,...
Ngoài ra, giáo họ Hồng Liêm đã hoàn tất việc xây dựng nhà nguyện với sự hiện diện thường xuyên của thầy Gioan Baotixita Bùi Đình Thân, nơi đây có sẵn 1200 giáo dân, một địa bàn truyền giáo lớn với giáo xứ Long Hoa cũ (đã quên mình là người có đạo) và một số lượng lương dân đông đảo.
Giáo họ Cà Tang đang xin phép xây dựng nhà nguyện, với số giáo dân khoảng 700 người mà công tác truyền giáo và tái truyền giáo rất nặng nề.
Khu vực Đami (cách Ma Lâm 50km) - Hàm Thuận (cách Ma Lâm 77km) vừa được phát hiện với số giáo dân có sẵn trên 2000 người, đây là một địa bàn truyền giáo rộng lớn, trong đó người dân tộc K‚Ho. Raglây chiếm đa số, một số trong đó vốn là giáo dân từ giáo phận Đà Lạt đến lập nghiệp.
Giáo xứ Ma Lâm trên bình diện tổng thể đang đứng trước nhiều đòi hỏi của việc đầu tư xây dựng: từ các phương tiện vật chất đến lực lượng nhân sự cho việc mở mang nước Chúa. Hy vọng với ân sủng của Năm Thánh 2000, mọi thành phần dân Chúa trong địa bàn giáo xứ quá rộng lớn này sẽ ý thức hơn vai trò truyền giáo và sống chứng tá của mình cũng như sự hỗ trợ của nhiều thành phần dân Chúa khắp nơi và của mọi cấp Hữu Quan sẽ là nguồn sinh lực mới cho vùng đất tiếp giáp của 3 giáo hạt (Phan Thiết - Đức Tánh – Bắc Tuy) và của 2 giáo phận (Đà Lạt và Phan Thiết).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét