Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Du hành Ba Trại- Quảng Bình


Vị Trí và Đặc điểm
Bây giờ các cơ quan chức năng thường đặt tên cho các con đường thành chữ số, nhưng con đường này dân quê tôi và những con đường đã mở ra nó cứ gọi với cái tên thân thương ăn sâu vào tâm khảm: Ba Trại
     Chưa có một tài liệu chính thức nào, cũng chưa có một con người nào có thể lý giải chính xác sự tích cái tên mộc mạc của con đường này. Nhiều người dựa theo cái lý Chợ Ba Đồn có ba cái đồn lính quanh chợ, để gọi con đường này là Ba Trại, bởi thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, hai bên con đường này có ba trại lính đống ở Cao Lao Hạ (Hạ Trạch), Cao Lao Thượng (Mỹ Trạch) và Ba đề (Bắc Trạch). Có người lại nghĩ rằng thời kháng chiến chống quân Minh (1425), tướng trần Nguyên Hãn nghĩa quân của Lê Lợi đã mang 7 voi và 50 con ngựa bí mật len lõi vào con đường mòn này vào Rú Nguốn (Cự Nẫm) dựng lán trại, làm điểm phục kích, dụ quân Minh từ Hoàn Lão lên, đánh cho chúng thất bại thảm hại, giải phóng Tân Bình, rồi tiến thẳng vào Thuận Hoá. Lại có người nói thời quân Pháp xâm lược nước ta, tại làng Cao Lao có tướng tài Lê Mộ Khởi đã dứng ra chiêu quân hưởng ứng chiếu Cần Vương, theo vua Hàm Nghi đi đánh Pháp, đã lập ra nhiều cái trại quanh con đường này và từ con đường này toả quân làm nên nhiều kỳ tích trong chống giặc…
     Đường lượn qua dãy núi Lệ Đệ (còn gọi là núi Lễ Đễ hay núi Ma Cô) bạt ngàn cây cối và thông reo dạo nhạc giữa mây và gió như một Đà Lạt mênh mông trên đất Quảng Bình. Núi không cao lắm, từ đông sang tây liên tiếp có hơn trăm ngọn. Ngọn cao nhất cũng chưa tới 250 mét, nhưng mỗi ngọn núi trong dãy núi này mang những cái tên cho đạo trung hiếu gia tộc như: Cha Màn, Mạ Ca, Con Ruộng, Dì U, Chú Se… Chuyện rằng: Lý Thái Tông năm Minh Đạo thứ hai đích thân đi đánh Chiêm Thành, đến núi Ma Cô có đám mây tía đỡ mặt trời, nên trận ấy đại thắng. Lê Quý Đôn viết trong sách “Phủ biên tạp lục” về núi Lệ Đệ là “một dãy núi xanh đứng chắn ngang bên trời”. Nguyễn Bỉ Khiêm thì gọi là Hoành Sơn Thuận Hoá, phải chăng nơi đây cũng là “nhất đái, vạn đại dung thân”… Quả là dư khí của núi Lệ Đệ toả ra là cho đất và người trở thành hùng vĩ.
      Đất của dãy Lệ Đệ hai bên đường Ba Trại, trên núi thì muôn vàn loài cây, loài vật xanh tốt bốn mùa, với nhiều lâm sản quý giá. Dưới chân núi là những làng quê nổi tiếng trong đánh giặc giữ nước và xây dựng đất nước như: Cao Lao (Hạ Trạch), Ba Đề (Bắc Trạch), Thanh Khê, Lý Hoà, Cự Nẫm, Thọ Lộc, Khương Hà… đang ngày càng giàu mạnh thêm và có nhiều khởi sắc trongcông cuộc đỏi mới đất nước.
      Du hành dọc đường Ba Trại chẳng thua gì đi trên những con đường của Đà Lạt, khác chăng chỉ là nhiệt độ. Vẫn là bạt ngàn thông dày đặc, trong không gian mênh mông  của phấn vàng rắc phủ cả mặt đường quyệt với hương hoa của sim, hoa mua hoa chắt chiu, hoa dẻ, hoa dạ hương và muôn vàn loài hoa trên núi thơm ngây ngất. Vẫn có hàng chục thung lũng lãng mạng dưới màu xanh của cây, của mây trời, chìm trong những bản nhạc du dương của rừng, của các loài chim, bên những con suối róc rách chảy chẳng thua gì Thung lũng Tình Yêu, quyến rũ khách lãng du vẫn có hồ Vực Sanh, Vực Nồi, Bàu Trạng… mênh mông, in bóng ngàn thông, khách có thể vừa du lịch bằng thuyền trên hồ, hoặc ra bến Mòn xuống thuyền ngược dòng sông Son qua bao địa danh nổi tiếng từng rạng ngời trong các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước, dưới trời xanh và hai bờ đầy hoa thơm quả ngọt, cho đến tận hang cùng ngõ hẽm của động Phong Nha, vừa ngắm cảnh, vừa câu cá, bắt tôm thưởng thức hương vị đồng quê mặn mà, nhớ mãi không quên…
      Đi trên đường Ba Trại ta có thể biết bao kỳ tích huyền thoại về những con đường đã “sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”. Theo bút ký “Trở lại Trường Sơn nhớ về Ba Trại” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê thì số người bị thương vong để làm thêm di tích lịch sử quốc gia này “nhiều đến mức mãi đến nay chưa có con số chính xác”. Nếu như cuối năm 1966, theo lối mòn xưa, khi quyết định mở đường Ba Trại, thứ trưởng Bộ Giao thông Dương Bạch Liên nói “đây là con đường lý tưởng” thì từ năm 1967 đến hết năm 1972 giặc Mỹ đã tập trung đủ loại không lực hiện đại và tối tân, đủ các loại bom đạn đổ xuống con đường và cả vùng đất này. Chúng nghĩ rằng đánh tan đường Ba Trại là chặt đứt cả tuyến giao thông vận tải theo đường Hồ Chí Minh vào Nam. Không một ngày đêm nào trên đường Ba Trại không bị đánh phá, Mặt đường luôn rung lên và bị xáo trộn. cả khu rừng hai bên đường bị thiêu cháy rụi. Dưới mưa bom bão đạn của quân thù, bất chấp hiểm nguy, quên cả tính mạng của mình vì sự sống còn của con đường, các lực lượng của Công trường 152 và cái đại đội thanh niên xung phong C759, C751, C752 vẫn kiên cường bám chắc trụ vững, với tinh thần “đường chưa thông không tiếc máu tiếc xương” đảm bảo mạch máu giao thông thông suốt, bảo vệ cho hàng vạn chuyến hàng, hàng trăm đoàn quân vào Nam, ra Bắc đánh giặc. Sự khốc liệt và tinh thần cảm tử cho cuộc kháng chiến toàn thắng ấy đã được Hoàng thị Minh thú viết trong bức thư gửi cho bố mẹ: “Ở đây bom toạ độ ngày nào cũng dội xuống, cái chết và cái sống nó gần nhau lắm. nhưng bố mẹ ạ chỉ có những ngwoif làm cách mạng mới mang tất cả những trái tim dũng cảm để đem lại những kết quả cho Đảng, cho nhân dân. Dù có đổ máu, các con cũng không tiếc tuổi xuân, hy sinh đến giọt máu cuối cùng, vì Tổ quốc, vì nhân dân…”. Và, các anh, các chị đã thề với Tổ quốc, với nhân dân và làm trọn lời thề với danh dự của mình. Dù giờ đây đất nước đã thanh bình, với cuộc sống ấm no và tràn trề vui vẻ, hạnh phúc, dù thời gian có lùi xa bao nhiêu, nhưng sự hi sinh oanh liệt của nguyễn Bá Chưng - người chiến sĩ cảnh sát nhân dân quên mình cứu sống 40 em K8 trong đêm 30 tết Mậu Thân, của các anh, các chị thanh niên xung phong Hoàng Thị Minh Thú, Trần Thị Minh Thế, Nguyễn thị Mỹ Tình, Trần Đức hè, Hồ Văn Niệm… vẫn in đậm trong tâm trí bao người, vẫn luôn chói ngời trên trang sử dân tộc và di tích lịch sử quốc gia Ba Trại. Các anh, các chị đã làm nên bao kỳ tích huyền thoại, làm rạng danh cho quê hương.
     Thắp nén hương kính viếng cho gần 600  hương hồn liệt sĩ thanh niên xung phong ở nghĩa trang Thọ Lộc, bên đường Ba Trại, du khách lại thoải mái theo con đường như một kỳ quan đầy kỳ tích này đến với rất nhiều điều thú vị bổ ích. Ra Bắc dưới chân đường làng Cao Lao, nổi tiếng là đất Kỳ Phong, có Cửu Khúc Long Khê sản sinh ra nhiều giai nhân, nhiều nhà khoa giáp lừng danh như ông Lưu Lượng đỗ Hương tiến từ năm Minh Mạng thư 16 (1835), lĩnh quan huyện An Lạc, rồi Tri phủ Thuận An, Án sát tứ tỉnh Thanh Hoá, biện lý Bộ hình, Phó sứ sang Yên Kinh, Hộ bộ tả thị lang, Tuần phủ tỉnh Hưng Yên…ở địa vị nào nơi nào cũng được vua, dân kính trọng. Tìm hiểu các danh nhân của vùng này còn có hai vị Phó bảng Đặng Văn Thái và Lưu Văn Bình thời Tự Đức năm thứ sáu (1853) đã cùng con trai của ông Lưu Đức Bình là cử nhân Lưu Đức Xướng viết nên bộ “Đại Nam thống chí” và “Đại Nam hội điển sử lệ”.  Hậu duệ của ông Lưu Văn Bình là nhà thơ Lưu Trọng Lư- một nghệ sĩ đa tài, vừa sáng tác thơ, văn xuôi vừa viết nghi luận, phê bình, lại vừa làm báo, làm sân khấu liên tục từ năm 30 đến khi qua đời. Trước sau, Lưu Trọng Lư vẫn nổi tiếng là một thi sĩ - một người có công đầu  góp phần khởi phát phong trào thơ mới (1932-1945), cuộc các tân lớn trong tiến trình văn học  dân tộc thế kỷ XX. Làng Cao Lao sinh ra những nhân văn lớn, còn sinh ra những nhân văn lớn còn sinh ra tướng tài Lê Mộ Khởi, người đã có công rất lớn trong phong trào cần Vương, vừa chỉ huy vừa xong pha trận mạc, đánh cho giặc tan tác nhiều phen… Hai bên chân đường là những làng quê chưa giàu, nhưng đầy ắp những chiến công đánh Pháp và đánh Mỹ như Bắc Trạch, Thanh Trạch với Cảng cá sông Gianh - điểm xuất phát của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển, với cảng Gianh chiến dịch vận tải 5 và Phà Gianh đã in đậm trong lịch sử hào hùng.
     Đi ngược vào phí Nam là ngã ba Thọ Lộc, là quê hương Cự Nẫm oai hùng trong thời kỳ đánh Pháp xâm lược và hai lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị anh hùng trong thời chống Mỹ cứu nước, đến xã Hưng Trạch nơi có ngã ba Khương Hà với Trạm cảnh sát giao thông số 64 anh hùng, rồi lên với Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, với các di tích lịch sử quốc gia như: Phà Xuân Sơn, Đường 20-Quyết Thắng, với Hang Tám TNXP, miếu cô Y tá, Phà Nguyễn Văn trỗi…đều là những địa danh nổi tiếng suốt cả thời kỳ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước-mà lòng phô phới dậy tương lai” trên tuyến đường Hồ Chí Minh.
      Đến với đường Ba Trại, du khách không chỉ được biết đến những tên đất, tên làng và danh nhân nổi tiếng, mà còn được biết nhiều hơn những giá trị văn hoá như: truyền thuyết “Hận Long Giang”, lễ hội rước thuyền Long Châu ở Hạ Trạch, lễ hội rước thần hoàng và đua thuyền ở làng Lý Hoà, chèo cạn ở Thanh Trạch, hát tuồng ở Khương Hà…
Nguồn: quangbinhtourism

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét