Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Chùa Khánh An- Phan Thiết

Vị Trí và đặc điểm
Chùa Khánh An tọa lạc trên một triền cát thuộc làng Khánh Thiện nay là Phường Mũi Né TP Phan Thiết, Chùa được dân làng tạo dựng vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Lúc đầu Chùa được cất bằng tranh là để phụng thờ Tam Bảo, theo những cụ già kể lại, Chùa được tạo dựng cùng thời với làng Khánh Thiện. Đến tháng 9 năm Quí Dậu 1873 Tự Đức thứ 26 cùng lúc với ngôi Chùa Ông bên cạnh. Chùa được tạo dựng trùng tu bằng tường vôi lợp ngói âm dương gồm 3 tòa. Chánh điện, nhà Tổ và nhà Ông Giám (nhà Ông Giám nay đã sập đổ, chỉ còn lại ngôi chánh điện là nhà Tổ được xây liền nhau, tuy không bề thế nhưng rất rộng thoáng). Chùa nằm nép mình dưới những tràng cổ thụ, xa xóm làng nên quang cảnh Chùa rất tĩnh mịch, hiện nay trước sân Chùa còn giữ được 3 gốc bồ đề và một số cây bàng, cây me cổ thụ tạo cho cảnh Chùa thêm cổ kính. Căn cứ vào chiếc Bảo chúng hiện còn lưu giữ ở Chùa do Hòa Thượng Đạo hương Đức Tín đức năm Giáp Tuất (1814) Hòa Thượng Đạo Chơn Thường Trung Chùa Phật Quang chứng minh có lẽ trụ trì đầu tiên của Chùa Khách An là Hòa Thượng Đạo Hương Đức Tín. Căn cứ vào Long Vị thờ ở bàn Tổ có long vị thờ Thiền Sư Hải Bình Bảo Tạng và đệ tử của Ngài là Hòa Thượng Thanh Lâm Viên Thông, có lẽ trên con đường du hóa học theo đường biển từ Phan Rí vào Tổ Hải Bình bảo Tạng đã lưu trú tại Chùa Khánh An để hoằng hóa Phật Pháp cho Phật Tử ở đây nên khi Ngài viên tịch Phật Tử đã lập long vị thờ Ngài. Kế vị trụ trì là Hòa Thượng Hải Ngoạn Tường Thoại, sau khi Hòa Thượng Tường Thoại viên tịch (1914) dân làng cung thỉnh Hòa Thượng Phước Nhàn trụ tri. Hòa Thượng Phước Nhàn trụ trì một thời gian Ngài về trụ trì Chùa Pháp Diên.

Đến năm 1961 giáo Hội Tăng Già suy cử Đại Đức Thích Hữu Thành trụ trì Chùa Khánh An. Năm 1993 Đại Đức Hữu Thành về trụ trình Chùa Linh Thắng, Chùa được ban hộ tự trông coi hiện nay trường ban hộ tự là đạo hữu Tân Lợi. Chùa Khánh An tuy được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được đáng vẻ cũ.

- Năm 1968 đạo hữu Cao Lai và Phật tử trùng tu lại ngôi nhà Tổ.

- Năm 1993 Chùa được Phật tử đại trùng tu lợp lại toàn bộ ngói âm dương và tu sửa tường vách.

- 1997 xây dựng cổng Tam Quan và Quan Âm Các tạo cho cảnh quang Chùa thêm phần trang nghiêm rực rỡ.

Năm 1998 xây dựng mới dãy nhà ngang phía sau nhà Tổ để thờ giám trai và tiếp khách.

Chánh điện Chùa gian giữa thờ Phật, tầng trên thờ Tam Thế Phật bằng đồng, mỗi pho tượng cao 0.8m. Tầng dưới thờ rất nhiều pho tượng Phật, Bồ Tát, Ngọc Hoàng, Kiên Lao, Hộ pháp tất cả là 19 pho tượng bằng đồng và đất luyện, những pho tượng Phật và và Bồ Tát được tôn trí trong một khám lớn sơn son thếp vàng, trên đỉnh khám có bức hoành phi ghi “Tây phương thần” Hai Bên khám có đôi liễn ghi:

“Đàm Vân Quảng Phú đồng nhơn khánh”
“Pháp vũ tầng thi tại xứ an”

Dịch: “Mây đàm rộng che mọi người đều sống phồn thịnh”.
“Mưa pháp lớp lớp rưới nhuần xứ mây yên ổn”

Hai bên điện Phật là hai khám lớn thờ rất nhiều pho tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, địa tạng, Đạt ma Sư Tổ, Thập điện Diêm vương tất cả 33 pho tượng bằng đồng và đất luyện gần lầu chuông trống thờ 7 vị hộ pháp bằng đồng và Tiêu Diện Đại Sĩ bằng đất luyện. Chùa còn giữ được một quả Đại Hồng Chung cao 1m2 đúc năm Thành Thái 12 (1900) là một bảo chúng đúc năm Gia Long 13(1814) tất cả những cổ vật này rất có giá trị về mặt lịch sử văn hóa Phật giáo. Có thể nói Chùa Khánh An là ngôi Chùa cổ còn gìn giữ được rất nhiều tượng Phật và pháp khí nhất vùng Thành phố Phan Thiết. Phía sau chánh điện sau chánh điện đối diện bàn Tổ là tượng Bồ Tát Quán Thế Âm Thủ Thiên Nhãn, pho tượng này cao gần 2m được tôn trí trong một hộp kính lớn.

Nhà Tổ nối liền với chánh điện, gian giữa thờ tượng Bồ Đề Đạt Ma, ảnh Tổ Thông Ân Hữu Đức và Long vị Chư Hòa Thượng.

- Lâm Tế Chánh Tôn đời 40 húy Hải Bình Bảo Tạng Hòa Thượng.
- Lâm Tế Chánh Tôn đời 41 húy Thanh Lân Viên Thông Hòa Thượng.
- Lâm Tế Chánh Tôn đời 40 húy Hải Ngoạn Tường Thoại Hòa Thượng.
- Lâm Tế Chánh Tôn đời 42 húy Trừng Phong Phước Nhàn Hòa Thượng.

HÒA THƯỢNG TƯỜNG THOẠI 
Hòa Thượng sinh năm Mậu Dần 1878 tại xã Phú Phòng, Tỉnh Phú Yên. Năm Thành Thái thứ 10 (1989) xuất gia tại Chùa Vạn Phước thờ Ngài Chí Đức Thiền Sư làm Thầy được Bổn sư ban pháp danh Hải Ngoại, Hiệu Tường Thoại thuộc đời 40 Lâm Thế Liễu Quán, thọ Sa Di tại Chùa Linh Sơn Phú Yên, thọ Tý Kheo năm 1911. Sau đó Ngài vân du vào Bình Thuận trụ trì Chùa Ngự Tứ Bảo Sơn Tự và Chùa Khánh An. Năm Khải Định thứ 2 (1917) Ngài được cung thỉnh làm giáo thọ Axàlê giới đàn Trà Can Ninh Thuận. Năm Khải Định thứ 4 (1919) Hòa Thượng Tịnh Hạnh Chùa Thiền Lâm khai đại giới đàn, Ngài được cung thỉnh là Yết Ma Axàlê. Hòa Thượng Tường Thoại viên tịch ngày 18 tháng 6 năm Tân Tỵ (1914) thọ 64 tuổi. Đồ chúng xây tháp 3 tầng bên cạnh chùa Khánh An để tôn trí nhục thân của Ngài. Hòa Thượng Tường Thoại rất có công trong việc hoằng pháp ở địa bàn Mũi Né và hình ảnh Ngài luôn gắn chặt với Chùa Khánh An. Ngài được rất nhiều Phật tử địa phương quí mến.
Bên cạnh Chùa Khánh An là Chùa thờ Quan Thánh được dân làng gọi là chùa Ông. Ngôi Chùa này có lẽ được xây dựng cùng thời với thời với Chùa Khánh An do một số người Hoa sinh sống nơi đây tạo dựng và sau đó giao lại cho người Việt quản lý. Chùa được trùng tu vào năm Tự Đức 24 (1873) cùng với Chùa Khánh An. Chùa Ông điện giữa thờ tượng Quan Công Quan Bình và Châu Thương, tượng này được làm bằng đất luyện cao gần 2m. Tả hữu thờ Quan Võ là Quan Văn bên cạnh tượng có ngựa xích thố. Việc kết hợp giữa Chùa thờ Phật và Chùa Ông của Chùa Khánh An đã làm rọ nét tín ngưởng của Ngư dân theo đạo Phật, họ luôn tin ông Quan Thành và Cá Ông là những vị Bồ tát luôn cứu giúp họ lúc gặp sóng to gió lớn trên biển, Chùa Khánh An hiện nay không có trụ trì, Chùa do ban hộ tự quản lý trông coi.

Nguồn: Chùa Phật Ấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét