Chùa Bát Nhã tạo lạc trên một đồi đá thuộc thôn Hà Thủy, xã Chí Công, Huyện Tuy Phong
Năm Mậu Dần (1938) vốn nặng lòng mộ đạo nên hai cụ Lý Trưởng Bùi Tường pháp danh Nguyên Huệ và Hương bộ Nguyễn Đẩu pháp danh Nguyên Diệu ra Tỉnh Ninh Thuận học hỏi và xin phép về quê thành lập Chi hội Phật học “Duồng (Xã Chí Công), chi hội Phật học “Duồng” gồm các cụ:
Nguyễn Đẩu làm Chánh hội trưởng
Trương Bửu làm phó Hội trưởng
Hồ Bô làm Cố vấn
Bùi Tưởng làm Thủ quỹCó thể đây là Chi hội Phật học đầu tiên của Tỉnh Bình Thuận (vì lúc này Tỉnh Bình Thuận chưa có Tổ chức Hội Phật học).
Ngày mùng 2 tháng 2 năm Canh Thìn (1940) năm Bảo Đại thứ 15. Hai cụ Bùi Tường và Nguyễn Đẩu đứng ra xin phép lập Chùa Bát Nhã và cúng cho Chi hội làm trụ sở sinh hoạt. Ngày 20, 21, 22 tháng Giêng năm Tân Tỵ (1941) Chùa Tổ chức lễ khánh thành dưới sự chứng minh của Hòa Thượng Thiên Tôn (Phú Yên).
Chùa Bát Nhã khi mới tạo lập cảnh trí sơn thủy hữu tình khiến cho cụ Nguyễn Ích đã làm thơ ca ngợi như sau:
“Tự nhiên biệt chiếm địa trung thiên
Phật học sơ khai giác ngộ thiền
Thạch thất Long Triều sa ủng hậu
Hồng sơn hổ phục thủy nghinh tiền
Tây hoành giác hải khai vân lộ
Bắc tiếp từ thuyền tế cựu xuyên
Thử nhựt kinh dinh tân cảnh tượng
Phạm cung ưng thị vạn tự Niên”.
Chùa Bát Nhã tạo lạc trên một đồi đá thuộc thôn Hà Thủy, xã Chí Công, Huyện Tuy Phong. Chánh điện Chùa nguyên là sườn gỗ của một ngôi nhà tự do Cụ Bùi Tường và Nguyễn Đẩu mua về dựng lên, do đó trông rất cổ kính. Vách Chùa xây bằng đá lợp ngói âm dương, trước chánh điện có tiền đường và lầu chuông trống. Trên cột tiền đường có hoành phí ghi “Bát Nhã đường và đôi câu đối khắc trên trụ gạch”:
“Bát Nhã viên tu tứ hải qui y đăng giác lô
Bồ Đề tâm thọ thập phương tín ngưỡng đắc chơn nguyên”.
Năm 1943 Hòa Thượng Tâm Thiện Trí Minh (còn gọi là Thầy khổ hạnh) đệ tử của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, từ Huế vào Nam du hóa. Ngài thường đến đây nghỉ ngơi và thuyết kinh giảng đạo. Ngài có biệt tài trị bệnh rất hiệu nghiệm, nên bà con nơi đây mến mộ đến quy y thọ giáo rất đông. Ngày 11 tháng 4 năm Bính Tuất (1946) Hòa Thượng Trí Minh bị Tây bắn chết tại Chùa Vĩnh Giang ở La Gàn. Năm 1952 Thượng Tọa Thiện Huệ xây tháp tại chàu Bát Nhã và đem hài cốt Ngài về cải táng. Cũng trong năm này Chư Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Thích Thiện Siêu, Sư Bà Huyền Học về đây treo lá cờ Phật giáo đầu tiên tại Chùa Bát Nhã, ở Phan Thiết chư Hòa Thượng Phước Nhàn, Phước Như, Phước Thắng. Ở Phan Rang, Hòa Thượng Trùng Khánh cũng thường lui tới thuyết kinh giảng đạo làm cho Phật giáo nơi đây thêm phùng thịnh và cũng chính nơi đây chư Hòa Thượng Minh Chơn và các thầy Minh Thị, Minh Lực, Minh Cao, Minh Tĩnh, Minh Châu, Minh Tùng cũng đã thế phát xuất gia.
Thượng Tọa Thiện Huệ cùng với Phật tử đã từng bước trùng tu, xây dựng Chùa Bát Nhã ngày thêm khang trang, nghiêm tịnh.
Năm 1952 cụ Bùi Lợi kiến tạo giảng đường (nhà Tây)
Năm 1972 trùng tu lại Chánh điện.
Năm 1992 trùng tu chánh điện lần 2.
Năm 1994 trùng tu Tăng đường.
Năm 1998 xây nhà Đông.
Năm 2000 xây hậu Tổ.
Chánh điện Chùa Bát nhã gian giữa thờ Tam Thế Phật, tả hữu thờ Bồ Tát Quán Thế Âm và Địa Tạng, gần lầu chuông trống thờ Tiêu Diện và Hộ Pháp. Phía sau bàn Phật là khám thờ Tổ Bồ Đề Đạt ma, long vị Hòa Thượng Trí Minh “Lâm Tế chánh tôn đời 43 húy Tâm Thiện, Trí Minh Đại Sư giác linh, hai bên bàn Tổ là bàn thờ Chư Tiên Linh.
Bên cạnh Chùa có 2 ngôi Tháp 3 tầng của Đại Sư Trí Minh và của Thượng Tọa Thiện Huệ, Chùa Bát Nhã là đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh, hàng năm có nhiều khóa tu bát Quan trai được Tổ chức tại đây để Phật tử tu hành.
Hiện nay Chùa Bát nhã do Thượng Tọa Thích Thiện Huệ trụ trì.
Năm Mậu Dần (1938) vốn nặng lòng mộ đạo nên hai cụ Lý Trưởng Bùi Tường pháp danh Nguyên Huệ và Hương bộ Nguyễn Đẩu pháp danh Nguyên Diệu ra Tỉnh Ninh Thuận học hỏi và xin phép về quê thành lập Chi hội Phật học “Duồng (Xã Chí Công), chi hội Phật học “Duồng” gồm các cụ:
Nguyễn Đẩu làm Chánh hội trưởng
Trương Bửu làm phó Hội trưởng
Hồ Bô làm Cố vấn
Bùi Tưởng làm Thủ quỹCó thể đây là Chi hội Phật học đầu tiên của Tỉnh Bình Thuận (vì lúc này Tỉnh Bình Thuận chưa có Tổ chức Hội Phật học).
Ngày mùng 2 tháng 2 năm Canh Thìn (1940) năm Bảo Đại thứ 15. Hai cụ Bùi Tường và Nguyễn Đẩu đứng ra xin phép lập Chùa Bát Nhã và cúng cho Chi hội làm trụ sở sinh hoạt. Ngày 20, 21, 22 tháng Giêng năm Tân Tỵ (1941) Chùa Tổ chức lễ khánh thành dưới sự chứng minh của Hòa Thượng Thiên Tôn (Phú Yên).
Chùa Bát Nhã khi mới tạo lập cảnh trí sơn thủy hữu tình khiến cho cụ Nguyễn Ích đã làm thơ ca ngợi như sau:
“Tự nhiên biệt chiếm địa trung thiên
Phật học sơ khai giác ngộ thiền
Thạch thất Long Triều sa ủng hậu
Hồng sơn hổ phục thủy nghinh tiền
Tây hoành giác hải khai vân lộ
Bắc tiếp từ thuyền tế cựu xuyên
Thử nhựt kinh dinh tân cảnh tượng
Phạm cung ưng thị vạn tự Niên”.
Chùa Bát Nhã tạo lạc trên một đồi đá thuộc thôn Hà Thủy, xã Chí Công, Huyện Tuy Phong. Chánh điện Chùa nguyên là sườn gỗ của một ngôi nhà tự do Cụ Bùi Tường và Nguyễn Đẩu mua về dựng lên, do đó trông rất cổ kính. Vách Chùa xây bằng đá lợp ngói âm dương, trước chánh điện có tiền đường và lầu chuông trống. Trên cột tiền đường có hoành phí ghi “Bát Nhã đường và đôi câu đối khắc trên trụ gạch”:
“Bát Nhã viên tu tứ hải qui y đăng giác lô
Bồ Đề tâm thọ thập phương tín ngưỡng đắc chơn nguyên”.
Năm 1943 Hòa Thượng Tâm Thiện Trí Minh (còn gọi là Thầy khổ hạnh) đệ tử của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, từ Huế vào Nam du hóa. Ngài thường đến đây nghỉ ngơi và thuyết kinh giảng đạo. Ngài có biệt tài trị bệnh rất hiệu nghiệm, nên bà con nơi đây mến mộ đến quy y thọ giáo rất đông. Ngày 11 tháng 4 năm Bính Tuất (1946) Hòa Thượng Trí Minh bị Tây bắn chết tại Chùa Vĩnh Giang ở La Gàn. Năm 1952 Thượng Tọa Thiện Huệ xây tháp tại chàu Bát Nhã và đem hài cốt Ngài về cải táng. Cũng trong năm này Chư Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Thích Thiện Siêu, Sư Bà Huyền Học về đây treo lá cờ Phật giáo đầu tiên tại Chùa Bát Nhã, ở Phan Thiết chư Hòa Thượng Phước Nhàn, Phước Như, Phước Thắng. Ở Phan Rang, Hòa Thượng Trùng Khánh cũng thường lui tới thuyết kinh giảng đạo làm cho Phật giáo nơi đây thêm phùng thịnh và cũng chính nơi đây chư Hòa Thượng Minh Chơn và các thầy Minh Thị, Minh Lực, Minh Cao, Minh Tĩnh, Minh Châu, Minh Tùng cũng đã thế phát xuất gia.
Thượng Tọa Thiện Huệ cùng với Phật tử đã từng bước trùng tu, xây dựng Chùa Bát Nhã ngày thêm khang trang, nghiêm tịnh.
Năm 1952 cụ Bùi Lợi kiến tạo giảng đường (nhà Tây)
Năm 1972 trùng tu lại Chánh điện.
Năm 1992 trùng tu chánh điện lần 2.
Năm 1994 trùng tu Tăng đường.
Năm 1998 xây nhà Đông.
Năm 2000 xây hậu Tổ.
Chánh điện Chùa Bát nhã gian giữa thờ Tam Thế Phật, tả hữu thờ Bồ Tát Quán Thế Âm và Địa Tạng, gần lầu chuông trống thờ Tiêu Diện và Hộ Pháp. Phía sau bàn Phật là khám thờ Tổ Bồ Đề Đạt ma, long vị Hòa Thượng Trí Minh “Lâm Tế chánh tôn đời 43 húy Tâm Thiện, Trí Minh Đại Sư giác linh, hai bên bàn Tổ là bàn thờ Chư Tiên Linh.
Bên cạnh Chùa có 2 ngôi Tháp 3 tầng của Đại Sư Trí Minh và của Thượng Tọa Thiện Huệ, Chùa Bát Nhã là đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh, hàng năm có nhiều khóa tu bát Quan trai được Tổ chức tại đây để Phật tử tu hành.
Hiện nay Chùa Bát nhã do Thượng Tọa Thích Thiện Huệ trụ trì.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét