
Vị Trí:
Địa chỉ : 68 Hoàng Hoa Thám , Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Chánh xứ : Linh Mục Đaminh Đặng Bá Linh
Tel
|
0511 3827 838
| |
E-mail
| ||
Năm thành lập
|
1954
| |
Số giáo dân
|
1500
|
Giờ lễ
|
Chúa nhật : 5:00 & 17:00
|
Ngày thường : 4:45
|
Lịch sử
Lược sử Giáo xứ Chính Trạch
I. Hình thành Giáo xứ.
1. Hoàn cảnh ra đời:
Sau hiệp định Genève có khoảng chừng một triệu người miền bắc Việt Nam,bên kia vĩ tuyến 17 di cư vào phía Nam. Đa số là người Công giáo thuộc các giáo phận miền bắc Việt Nam,trong số đó cũng có một số dân vùng cận duyên huyện Quảng Trạch,tỉnh Quảng Bình vào Đà nẵng.Một số định cư trên mảnh đất nay gọi là Chính Trạch.
2. Danh xưng:
Cha Giuse Ngô Đình Phú là người sáng lập Giáo xứ.Theo Ngài,địa danh Chính Trạch là sự kết hợp của hai địa danh gốc Đạo và Đời.
-Đạo:Phát xuất bởi hạt Bình Chính cũng gọi là Hướng Phương.
-Đời:Phát xuất bởi huyện Quảng Trạch,Quảng Bình.
-Đời:Phát xuất bởi huyện Quảng Trạch,Quảng Bình.
Cha Phú ghép hai chữ Chính và Trạch của Bình Chính và Quảng Trạch mà đặt cho địa danh mới là Chính Trạch ngày nay.
3. Quá trình thành lập:
Khu đất thuộc Giáo xứ Chính Trạch đang sinh sống hiện nay là do Cha Jeanningros (Cố Vị) mua của thị xã Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 01 năm 1954 gồm 3 lô đất ghi số 535,538 và 540(trong bản phân lô của Thị xã Đà nẵng) tổng diện tích 6705 m2. Việc mua đất đã thực hiện trước khi có phong trào di cư.Khu đất này giới hạn bởi đường Hoàng Hoa Thám;đường Lê Duẩn và khe thoát nước như là cạnh đáy của hình Tam giác.
Địa điểm toa lạc của Giáo xứ Chính Trạch hiện nay,vào năm 1954 là một khu đất cát hoang vu.Để dân di cư có chổ tạm trú,người ta đã thiết lập lán trại bằng những dãy nhà gỗ lợp tôn liên kết với nhau.Những người di cư,ai có gia đình từ 4 người trở lên thì nhận được một căn,còn ít thì 2 gia đình nhận một căn.
Người công giáo được sự hướng dẫn của các linh mục nên được sống chung theo từng cụm gia đình.Tại Chính Trạch đa phần thuộc gốc Quảng Bình.Ban đầu nơi đây chỉ có tính cách tạm cư chứ không tính đến định cư.Nhưng sau đã trở thành định cư với những tranh chấp cả chính quyền lẫn giáo quyền.Mãi đến năm 1958 giáo quyền mới chính thức nhìn nhận là giáo xứ.Với tước hiệu Nữ Vương Hoàn Vũ .
II. Các Linh Mục được giao phó coi sóc giáo xứ.
A* Linh Mục Giuse Ngô Đình Phú

Ngài là người sáng lập giáo xứ.
Nguyên quán ở Sông Ngọc,Nghệ An thuộc Giáo phận Vinh. Ngài sinh năm 1906,thụ phong linh mục năm 1937.Ngài Lãnh đạo giáo xứ Chính Trạch từ năm 1954 đến ngày 23 tháng 5 năm 1973.Sau 36 năm tận tụy trong chức vụ chủ chăn coi sóc giáo xứ,vì tuổi cao sức yếu,ngài đã đựơc bề trên giáo phận thuận cho ngài được nghỉ hưu tại nhà riêng ở Thanh Đức.
Ngài được Chúa gọi về vào ngày 22 tháng 7 năm 1984.Ngày 20 tháng 6 năm 1992 hài cốt ngài được di về quê hương Sông Ngọc,đợi ngày Thiên Chúa ban thưởng.
Thời Cha Giuse gồm có:
Ông Nguyễn Khiêm là trưởng ban hành giáo.Khi Ông Nguyễn Khiêm qua đời,Ông Nguyễn Quang được chọn làm trưởng ban,kiêm cả đạo lẫn đời.Chính Trạch trở nên một khối phố,do Ông Nguyễn Quang làm khối trưởng.
B* Linh Mục Gioanbaotixita Nguyễn Duy Lượng.

Sinh ngày 10 tháng 12 năm 1937;thụ phong linh mục ngày 31 tháng 5 năm 1966.Ngài lãnh đạo giáo xứ Chính Trạch từ ngày 23 tháng 5 năm 1973 đến ngày 10 tháng 6 năm 1998.
Ngay khi ngài về lãnh đạo giáo xứ,ngài đã tổ chức bầu hội đồng Giáo xứ theo qui chế của Giáo phận.Cộng tác với Ngài trong thời gian đó đến năm 1974 gồm có các Ông:
1- Nguyễn Kim Khánh.
2- Nguyễn Văn Trí.
3- Vương Công
4- Phạm Đạo
5- Nguyễn Hoạ
6- Nguyễn Bá Thích.
7- Nguyễn Đê.
8- Nguyễn Xuân Cảnh.
9- Phạm Điện.
10-Nguyễn Văn Bá.
11-Nguyễn Hỷ.
12-Hồ Ngọc Dĩ.
13-Trương Văn Minh.
14-Nguyễn Chí Thành.
15-Đoàn Chí Thiệp.
2- Nguyễn Văn Trí.
3- Vương Công
4- Phạm Đạo
5- Nguyễn Hoạ
6- Nguyễn Bá Thích.
7- Nguyễn Đê.
8- Nguyễn Xuân Cảnh.
9- Phạm Điện.
10-Nguyễn Văn Bá.
11-Nguyễn Hỷ.
12-Hồ Ngọc Dĩ.
13-Trương Văn Minh.
14-Nguyễn Chí Thành.
15-Đoàn Chí Thiệp.
Từ năm 1976 đến 1987 gồm có các Ông:
1- Nguyễn Chí Thành .
2-Nguyễn Văn Đoan.
2-Nguyễn Văn Đoan.
Từ năm 1988 đến 1991 gồm có các Ông:
1- Trương Văn Minh.
2- Nguyễn Văn Đoan.
2- Nguyễn Văn Đoan.
Từ tháng 01 năm 1991 đến tháng 7 năm 1991 gồm có các Ông:
1- Lê Ngãi.
2- Đỗ Văn Phúc.
3- Nguyễn Chí Tự.
4- Đinh Ngọc Trân
5- Đặng Văn Xuân.
2- Đỗ Văn Phúc.
3- Nguyễn Chí Tự.
4- Đinh Ngọc Trân
5- Đặng Văn Xuân.
Từ tháng 8 năm 1991 đến tháng 4 năm 1994 gồm có các Ông:
1- Hoàng Đào.
2- Nguyễn Văn Đoan.
3- Lương Ngọc Khanh.
4- Cao Châu.
2- Nguyễn Văn Đoan.
3- Lương Ngọc Khanh.
4- Cao Châu.
Từ tháng 4 năm 1994 đến năm 1998 gồm có các Ông:
1- Hoàng Đào.
2- Nguyễn Văn Đoan.
3- Lương Ngọc Khanh.
4- Cao Châu.
5- Địch Viết Vinh.
6- Nguyễn Ngọc Hường.
7- Tống Viết Báu.
2- Nguyễn Văn Đoan.
3- Lương Ngọc Khanh.
4- Cao Châu.
5- Địch Viết Vinh.
6- Nguyễn Ngọc Hường.
7- Tống Viết Báu.
Trong thời gian này,sinh hoạt giáo xứ được chia thành 7 nhóm. Trong mỗi nhóm cũng có ban điều hành nhóm .
C* Linh mục Emmanuel Nguyễn Tấn Lục.

Ngài Sinh năm 1953; chịu chức linh mục ngày 22 tháng 7 năm 1997.Ngài lãnh đạo giáo xứ từ ngày 10 tháng 6 năm 1998 đến ngày 21 tháng 8 năm 2003
Cộng tác với Ngài có các Ông:
1- Nguyễn Chí Cường.
2- Lê Ngọc Thạch.
3- Địch Viết Vinh.
4- Lê Ngọc Lộc.
5- Nguyễn Ngọc Hường.
6- Hoàng Thành.
7- Hoàng Đức.
2- Lê Ngọc Thạch.
3- Địch Viết Vinh.
4- Lê Ngọc Lộc.
5- Nguyễn Ngọc Hường.
6- Hoàng Thành.
7- Hoàng Đức.
D* Linh mục Đôminicô Trần Công Danh.

Sinh năm 1966.Tại Tam Toà,Đà Nẵng.
Thụ phong Linh mục ngày 22 tháng 6 năm 2001.
Lãnh đạo giáo xứ từ ngày 21 tháng 8 năm 2003 đến 2010
Do tình hình sức khoẻ nhiều vị cộng tác trong thời cha Emmanuel đã nghỉ. Khi Cha Đôminicô về nhận xứ chỉ còn lại Ông Nguyễn Chí Cường điều hành giáo xứ và một số người đựơc ông Cường mời. Đến ngày 08 tháng 5 năm 2004 Ông Cường xin từ nhiệm. Hiện nay cộng tác với ngài có ban xử lý thường vụ gồm các Ông:
1- Hoàng Đào. 2- Lê Ngãi.
3- Nguyễn Văn Đoan. 4- Cao Châu.
5- Địch Viết Vinh. 6- Nguyễn Chí Tự.
7- Nguyễn Ngọc Hường. 8- Hoàng Đức.
9- Nguyễn Hoạ. 10-Hồ Ngọc Dĩ.
3- Nguyễn Văn Đoan. 4- Cao Châu.
5- Địch Viết Vinh. 6- Nguyễn Chí Tự.
7- Nguyễn Ngọc Hường. 8- Hoàng Đức.
9- Nguyễn Hoạ. 10-Hồ Ngọc Dĩ.
Đến nhiệm kỳ 2004 - 2009 Ban Đại diện giáo dân được bầu lại cho một nhiệm kỳ mới gồm những ông :
Trưởng ban : Dom Nguyễn Ngọc Hường
Phó Nội vụ : Phêrô Nguyễn Thái (nghỉ 4/2009)
Phó Ngoại vụ : Phêrô Hoàng Đình Đại
Thư ký : Phêrô Hoàng Thành
Thủ quỷ : Anê Đinh Thị Thành
Phó Nội vụ : Phêrô Nguyễn Thái (nghỉ 4/2009)
Phó Ngoại vụ : Phêrô Hoàng Đình Đại
Thư ký : Phêrô Hoàng Thành
Thủ quỷ : Anê Đinh Thị Thành
Ban ngành các giới :Giuse Dương Sung
Và ban điều hành các nhóm được nhập còn 5 nhóm
III.Các công trình xây dựng và các sinh hoạt giáo xứ.
A.Các công trình xây dựng.
1- Là người sáng lập giáo xứ cha Giuse Ngô Đình Phú,đã xây dựng một ngôi nhà thờ,tường xây.Chiều dài 27m,chiều rộng 8m,cao chừng 4m.khung nhà bằng sắt;Ngài cũng xây một ngôi nhà xứ lợp ngói vào năm 1959 diẹân tích (12m x 7m) là nhà của cha xứ ở và sinh hoạt,Ngài cũng xây một dãy nhà ngăn làm 3 phòng.Ngài cũng xây một trường học dài,có 6 phòng học kể cả văn phòng cho các lớp tiểu học.Ngôi trường này sau năm 1975,nhà nước hiện thời quản lý để làm cơ sở giáo dục.Ngoài ra Cha Giuse còn xây một ngôi nhà lầu nhỏ,dự tính mời các nữ tu về giúp giáo xứ,nhưng không thành.Hiện ngôi nhà này do 2 gia đình giáo dân sử dụng.
Phía sau nhà thờ,có mấy căn nhà Cha Giuse dành cho một số gia đình ở tạm,với ý định khi nào có cơ hội sẽ cơ nới nhà thờ và khi đó sẽ thu hồi để nhà thờ được kéo dài về phía sau,nhưng không thành.Với thời gian,những căn nhà này xuống cấp,nên các gia đình đang sử dụng yêu cầu sửa lại như hiện trạng.
2-Khi Cha Gioan Baotixita Nguyễn Duy Lượng được bổ nhiệm về coi xứ.Ngài vẫn duy trì các sinh hoạt mà Cha Giuse đã khởi sự.
Năm 1981 để có chỗ cho các em học Giáo lý,ngài đã xây dựng một căn nhà lợp tôn sát đường Hoàng Hoa Thám có diện tích 42m2 .
Từ cuối năm 1989,Ngài cùng cộng đoàn Giáo xứ tái thiết nhà thờ và khánh thành với Thánh lễ Cung hiến do Đức Giám mục Giáo phận Phanxicôxavie Nguyễn Quang Sách chủ tế,vào ngày 30 tháng 5 năm 1991.
3-Cha Emmanual Nguyễn Tấn Lục về nhận xứ vào năm đại thánh 2000,ngài đã chỉnh trang lại nhà thờ,sơn lại màu trần,thay toàn bộ kính màu các cửa vì trước đây được che kín bằng những tấm tôn nhựa.Sửa và nâng cấp cung thánh, bàn thờ Đức Mẹ và bàn thờ Thánh Giuse.
4-Đến thời điểm Giáo xứ chuẩn bị mừng 50 năm thành lập.Đức Giám mục Giáo phận bổ nhiệm Cha Đôminicô Trần Công Danh về coi sóc giáo xứ từ ngày 21 tháng 8 năm 2003. Trong tinh thần chuẩn bị mừng 50 năm hình thành giáo xứ,ngài đã chỉnh trang lại gian Cung thánh và thay đổi toàn bộ bàn ghế để nhà thờ thêm vẻ khang trang xứng nơi đền thờ cung hiến như hiện nay và hoàn chỉnh phòng truyền thống.
Trong quá trình phucï vụ giáo xứ Cha Đôminicô đã cho tái xây dựng lại các phòng học giáo lý và nhà xứ như hiện nay.Hơn thế nữa,vì nhà thờ là nơi thánh và đã cung hiến nên Ngài cũng không ngớt lo toan,mãi đến năm 2007 có điều kiện ngài cho thay toàn bộ plafond nhà thờ bằng công nghệ tân tiến,lót gạch nền,ốp trụ bằng Alu công nghệ mới,đồng thời chỉnh trang toàn bộ bên trong nhà thờ như hiện nay.Cĩ thể nĩi là xứng với nơi được cung hiến để thờ phượng Chúa .
B.Các sinh hoạt trong giáo xứ:
1-Dân số và kinh tế.
Giáo xứ Chính Trạch hiện nay có hơn 350 gia đình,với tổng số khoảng trên dưới 1500 giáo dân,đa số sống trong địa bàn phường Tân Chính,một số sống rãi rác ở các phường lân cận.Phần lớn giáo dân sống bằng nghề lao động phổ thông và buôn bán nhỏ,nên đời sống kinh tế nói chung chỉ ở mức trung bình.
2-Về mặt văn hoá.
Do đời sống kinh tế trong những năm gần đây,có phần tương đối đi lên và ổn định,nên việc học hành của con em trong giáo xứ cũng có phần khả quan.Đa số đều được học văn hoá ở các trường trong thành phố theo đúng độ tuổi.
Có một số em đang theo học tại các trường Đại học trên toàn quốc,cũng có em Cao học,Thạc sĩ và cũng có một số anh chị đang làm công tác giảng dạy tại các trường công lập cũng như các lớp bổ túc.
Trong thời gian Cha GioanBaotixita coi sóc giáo xứ.Ngài cũng xin được một số học bổng để hổ trợ cho các em nghèo lương cũng như giáo.Ngài khuyến khích giới trẻ nâng cao trình độ văn hoá.
Trong thời kỳ Cha Emmanuel lãnh đạo giáo xứ để động viên khuyến khích các em có thành tích học tập xuất sắc,hạnh kiểm tốt,hằng năm vào dịp bế giảng,Cha quản xứ,ban đại diện và một số vị ân nhân đã có những phần thưởng trao tặng cho các em.Ngoài ra vào dịp khai giảng năm học và hàng tháng, Cha đã trợ giúp cho một số em có hoàn cảnh khó khăn để các em có điều kiện đến trường.
3- Vườn hoa Ơn gọi.
Trong suốt hơn 50 năm qua,giáo xứ có rất nhiều thành quả trong vườn hoa ơn gọi như Cha Phêrô Nguyễn Hùng quản xứ Nội Hà ; các Tu sĩ Camillo Nguyễn Quang Thành dòng Xi tô; Tu sĩ Phêrô Hoàng Xuân Lộc ,dòng Phanxicô và các Chị Nữ tu như chị Nguyễn Thị Lành dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm(Sài gòn) ; chị Nguyễn Thị Kim Phượng dòng St Phaolô và chị Anna Địch Dương Thu Thảo dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm là những người con Ưu tú của giáo xứ hiện gia đình đang còn sinh sống ở mãnh đất Chính Trạch.Còn biết bao nhiêu Vị đã sinh trưởng trên mãnh đất này nhưng vì hoàn cảnh sinh sống,phải rời khỏi giáo xứ như:Linh mục Phêrô Hoàng Gia Thành chánh văn phòng Toá Giám Mục Giáo phận Đà nẵng; Linh mục GioanBaotixita Nguyễn Thanh Bích ,CSsR;Linh mục Hồ Viết Xuân và Linh mục Matthêu Nguyễn Khắc Hy (Hoa Kỳ);Linh mục Gabriel Nguyễn Ngọc Tuấn Cha sở Tiên phước .
4- Các hoạt động Tông đồ giáo dân.
Hiện tại giáo xứ có khoảng trên dưới 40 anh chị em đang tham gia hoạt động phong trào tông đồ;LegioMariae,gồm có 4 Praesidia
Hiện nay giáo xứ đã hình thành được giới Gia trưởng và giới Hiền mẫu có ban điều hành cụ thể.Ban Điều hành mỗi giới có 15 thành viên,trong đó có một trưởng và hai phó ban.Mãi đến mùa hè 2006 ban điều hành giới Trẻ mới ra đời,với công tác giúp người nghèo bằng việc thu gom gạo tình thương để hổ trợ cho người nghèo trong địa bàn giáo xư hàng tháng không kể lương giáo.
Cũng vậy,Ban điều hành Bác ái Trợ tang đã được hình thành từ thời Cha GioanBaotixita,nhưng chỉ có một số ít tham gia.Đến thời Cha Đôminicô kêu gọi giáo dân trong tinh thần đoàn kết tương thân tương ái,mọi người cùng tham gia thì hầu hết các gia đình hưởng ứng tham gia.
Còn về mặt phát triển đức tin và nhân bản,thì giáo xứ có 8 lớp giáo lý hơn 20 anh chị em giảng viên đựơc chia đều các lớp.Đến đầu năm 2009 các em thiếu nhi được Cha Đôminicô và các anh chị giảng viên hướng dẫn Thành lập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể với xứ Đoàn Kitô Vua được các em hồ hởi tham gia
Linh mục Quản xứ trao cờ Đoàn cho anh Trưởng
Chào cờ lần đầu tiên khi thành lập Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể
5- Phát triển về mặt Xã hội và Bác ái.
Nhìn chung,các mối quan hệ giữa các vị chủ chăn với các vị lãnh đạo trong chính quyền địa phương rất tốt đẹp.Về phía giáo dân cũng tích cực tham gia vào các sinh hoạt địa phương theo phương châm,thư chung 1980.
Hằng năm vào các dịp Đại lễ như Giáng Sinh;Phục Sinh và Tết Nguyên đán,cộng đoàn giáo xứ cùng nhau chia sẻ một ít phần vật chất giúp đỡ các gia đình nghèo trong khu vực địa phương gần giáo xứ,không phân biệt lương giáo.Đặc biệt Cha Emmanuel cũng đã giúp 5 gia đình một số vật liệu để tu chỉnh nhà ở theo tinh thần xoá nhà tạm và chỉnh đốn công trình phụ.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét